Alienum phaedrum torquatos nec eu, vis detraxit periculis ex, nihil expetendis in mei. Mei an pericula euripidis, hinc partem.

Blog

ILOTA - Coffee & Tea / Kiến thức cà phê  / Áp suất trong pha chế Espresso

Áp suất trong pha chế Espresso

Thị trường cà phê ở thời điểm hiện tại đang ngày càng phát triển. Các thức uống liên quan đến nó cũng đa dạng hơn nhiều về hình thức cũng như phân khúc. Ngoài cà phê nguyên chất ra, ta còn thấy espresso được gọi cũng như yêu cầu rất nhiều. Nhưng để pha chế được một ly espresso đúng điệu thì áp suất trong pha chế là điều kiện tiên quyết. Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu về áp suất trong pha chế espresso nhé!

1.Khởi nguồn của cà phê espresso. 

Cà phê espresso được xuất hiện cách pha chế vào năm 1930 tại Ý. Được sử dùng rộng rãi ở Ý và Tây Ban Nha, những nơi mà người ta gọi đơn giản là cà phê. Và hiện nay đã lan tỏa đến nhiều vùng miền trên thế giới trong đó có Việt Nam. 

2.Áp suất tạo ra espresso

Có rất nhiều yếu tố tạo ra espresso như: nguồn nước, nhiệt độ, độ tươi của hạt, độ rang, cách barista pha chế,… Nhưng thật ra, nếu bạn muốn có 1 tách espresso đúng nghĩa, trước tiên bạn cần có áp suất. 

Áp suất được đo bằng áp suất khí quyển, đây là lực tác dụng bởi khí quyển. Thông thường, chúng ta cần 1 áp suất 9 bars để làm cafe. Để pha chế 1 tách espresso phải trải qua ít nhất 3 giai đoạn phân bổ của áp suất.

  • Áp suất tiếp xúc: Giai đoạn đầu tiên của việc pha cà phê espresso là khi dòng nước được máy bơm nén lên lớp bột cà phê khô. Trên các dòng máy phổ thông, áp suất ban đầu sẽ đạt mức tối đa (9bar). Do đó, nếu từ lúc đầu, các thao tác kỹ thuật của barista không tốt và tạo ra 1 bề mặt cà phê hơi không cân, với áp suất tiếp xúc lớn sẽ dẫn đến sự xuất hiện các kênh lưu dẫn ngay lập tức.
  • Tăng áp: Đây là giai đoạn chính trong quá trình chiết xuất Espresso, áp suất được tăng lên mức 9 bars. Thông thường, giai đoạn này sẽ kéo dài 25-30 giây, đây là thời gian phù hợp nhất để lấy được hết các chất trong cà phê, hình thành hương vị và lớp Crema của tách Espresso đúng điệu.
  • Giảm áp: Áp suất giảm về 0 để có thể điều tiết được dòng chảy của cà phê. Việc giảm áp suất không chỉ đóng vai trò kết thúc quá trình chiết xuất, mà còn giúp giảm vị đắng của Espresso, tránh hòa tan một số carbohydrat bị cháy.

3.Một số lưu ý về áp suất để đạt được hiệu quả chiết xuất espresso

Ngoài dựa vào những dòng máy chuyên dụng để chiết xuất espresso cũng có một số lưu ý về áp suất để đạt được hiệu quả chiết xuất espresso cao. 

  • tránh xả nước khi đang pha Espresso
  • Nên đợi nước bơm xong mới tiến hành pha cafe
  • Không vừa chiết xuất cafe ở group-head bên này và xả nước group-head bên kia

ILOTA – NHÀ RANG CÀ PHÊ CHẤT LƯỢNG CAO
Rang đúng Gu cafe Độc Quyền của Quán
Xưởng rang: 238 – Phạm Văn Đồng – Bắc Từ Liêm – Hà Nội hoặc www.ilota.vn
Gọi 0986-03-05-03 để có cafe riêng cho Quán bạn

354 Bình luận

Đăng bình luận

Có khách hàng ở vừa mua sản phẩm Đã tiết kiệm trong đơn hàng này